Các quy tắc viết và nhớ chữ Tiếng Trung
Các quy tắc viết và nhớ chữ Tiếng Trung sẽ giúp các bạn nhớ chữ Tiếng Trung dễ dàng và hiệu quả.
Các nét cơ bản
- Nét ngang: nét thẳng ngang, kéo từ trái sang phải.
- Nét sổ thẳng: nét thẳng đứng, kéo từ trên xuống dưới.
- Nét chấm: một dấu chấm từ trên xuống dưới.
- Nét hất: nét cong, đi lên từ trái sang phải.
- Nét phẩy: nét cong, kéo xuống từ phải qua trái.
- Nét mác: nét thẳng, kéo xuống từ trái qua phải.
- Nét gập: có một nét gập giữa nét.
- Nét móc: nét móc lên ở cuối các nét khác.
Quy tắc viết chữ Trung Quốc
- Ngang trước sổ sau
- Phẩy trước mác sau
- Trên trước dưới sau
- Trái trước phải sau
- Ngoài trước trong sau
- Vào trước đóng sau
- Giữa trước hai bên sau
Phương pháp nhớ chữ Tiếng Trung
1.Nhớ theo Bộ thủ
Đa số chữ Hán đều cấu tạo từ nhiều bộ thủ, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm, vì thế có thể dựa vào bộ thủ để phán đoán nghĩa và âm đọc. Tiếng Trung có 214 bộ thủ, mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, việc nắm vững được các bộ thủ sẽ giúp ích rất nhiều cho việc học và ghi nhớ chữ Hán. Ví dụ như, những chữ có bộ 水 thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ 心và忄thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc, hay đa phần những chữ có bộ 生như 牲, 笙, 栍, 泩, 苼, 狌 đều được đọc là “shēng”. Không cần học hết 214 bộ thủ, chỉ cần ghi nhớ khoảng 30 bộ thủ cơ bản là đã có thể áp dụng rất tốt vào trong việc học chữ Hán rồi.
2. Nhớ theo Thơ
Người Việt đã sáng tạo nên những câu thơ, câu văn vần để ghi nhớ chữ lâu hơn. Như vậy, phương pháp chiết tự bằng thơ này không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và thơ ca, để chữ Hán đó dễ ăn sâu vào trí nhớ của người Việt nhờ vào vần điệu. Những bài thơ mô tả chữ này là một lợi thế rất lớn của người Việt khi học chữ Hán. Chắc hẳn sẽ có rất nhiều người nhớ được chữ 德 gồm bộ chim chích hay nhân kép (彳), thập (十), nhất (一) và tâm (心) bởi hai câu thơ:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
Xem chi tiết video để học thêm các phương pháp