Giới thiệu cách học chữ Hán
Người mới bắt đầu học tiếng Trung chúng ta nên tìm hiểu 1 số khái niệm cơ bản dưới đây:
1. Chữ Hán : Chữ tượng hình dựa trên âm tiết. Chữ Hán có đặc điểm nhìn chữ không đọc được âm, không hiểu được nghĩa; học chữ nào phải thuộc lòng chữ ấy.
2. Phiên âm của chữ Hán : là cách Ghi âm chữ Hán bằng chữ Latinh (Pinyin) Hỗ trợ cho việc học chữ Hán.
Ví dụ:
– Chữ Hán: 你 好
– Phiên âm tiếng Trung : Nĭ hăo.
3. Từ Hán Việt: đã đc học trong chương trình phổ thông của tiếng Việt
Ví dụ: Đại – To
Chữ Hán và Phiên âm là 2 bộ phận ko thể tách rời, khi các bạn học tiếng Trung các bạn phải vừa học chữ Hán, vừa học Phiên âm.
HỆ THỐNG NGỮ ÂM TIẾNG TRUNG
Sau khi biết qua được một số khái niệm cơ bản thông qua giới thiệu cách hoc chữ Hán, chúng ta tìm hiểu sơ qua hệ thống ngữ âm tiếng Trung
Sự hình thành của âm tiết trong tiếng Trung được tạo thành bởi Thanh mẫu, Vận mẫu và Thanh điệu. Thanh điệu trong tiếng Trung giống dấu câu trong tiếng Việt nên thanh điệu khác nhau, ý nghĩa và biểu đạt cũng có thể khác nhau ( tiếng Trung hiện đại có hơn 400 âm tiết)
Vd: chữ Hăo (Tốt) là âm tiết
H là Thanh mẫu ( Phụ âm trong tiếng Việt)
Ao là Vận mẫu ( Nguyên âm trong tiếng Việt )
Dấu phụ trên Vận mẫu Ao là Thanh điệu ( Giống dấu trong tiếng Việt)
Trong tiếng Trung ta có tổng cộng:
– 21 Thanh mẫu (Phụ âm)
– 36 Vận mẫu ( Nguyên âm)
– 4 Thanh điệu cơ bản ( Dấu trong tiếng Việt)
– 1 Thanh điệu phụ trợ
Tóm lại trong bài này là Giới thiệu cách học chữ Hán cho Người mới bắt đầu học tiếng Trung cơ bản (không phải học bồi) là phải học theo thự tự dưới đây
– Học cách đọc Nguyên âm, Phụ âm và Thanh điệu như học ABC… trong tiếng Việt. (Phát âm trong tiếng Trung) Mục đích: Để đọc được phiên âm
– Ghép và viết phiên âm tiếng Trung
– Học 1 số câu ngắn cơ bản như: Xin chào, Tạm biệt, Cám ơn, Xin lỗi…và từ vựng trong bài: Anh, tôi, tốt…
– Học quy tắc viết chữ Hán và phương pháp nhớ chữ Hán
Giới thiệu cách học chữ Hán, các bạn cùng tham khảo nhé.