LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Theo một truyền thuyết vào năm 2640 TCN, hoàng hậu Trung Hoa là Tập Linh Thi trong lúc đang ngồi uống trà dưới gốc cây dâu, tình cờ một con kén rơi vào cốc trà và bắt đầu tan ra trong tách trà nóng. Từ kén tằm ấy có thể kéo ra một thứ sợi mảnh, nhỏ, óng ánh đầy quyến rũ mà sau đó được gọi là “tơ”. Cùng với sự ủng hộ của nhà vua, bà bắt đầu hướng dẫn người dân trồng dâu, nuôi tằm, sáng tạo nên phương pháp ươm tơ, dệt lụa và từ đó trở thành bí quyết của người Trung Hoa.

Loại sản phẩm tạo ra mang một vẻ đẹp kiêu sa, óng ánh, mềm mại, mùa đông mặc ấm, mùa hè mặc mát và được xem là mặt hàng đắt đỏ quý hiếm chỉ dành cho vua chúa và hàng quý tộc. Theo chân những thương nhân, tơ lụa đến với Châu Âu và tạo nên cơn sốt thời bấy giờ, những bậc đế vương và những nhà quý tộc La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ sẵn sáng cho cân lụa và đổi bằng vàng với cân nặng tương đương. Lợi nhuận khổng lồ thôi thúc các thương đoàn lạc đà với đầy ắp tơ lụa, gấm vóc cùng với trà, giấy, hương liệu mang sang Châu Âu và từ Châu Âu mang sang rượu vang, tuấn mã, nhạc khí,… Con đường tơ lụa được hình thành với chiều dài khoảng 7000km. Con đường tơ lụa là một con đường huyền thoại nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kỳ bí, nó gắn liền với hàng ngàn câu chuyện truyền thuyết từ xa xưa. Trên hành trình dài gian nan đó, sẽ có những trạm dừng chân, là nơi có những ngọn hải đăng trên cạn được các vị vua xây dựng với tham vọng thu hút những thương đoàn vào thành phố nghỉ ngơi và buôn bán trong phạm vi lên đến 400km.

Với ý tưởng lần theo dấu chân của những thương đoàn xưa trên tuyến đường huyền thoại Hành trình CON ĐƯỜNG TƠ LỤA 12N11Đ sẽ đi qua thành phố Bukhara – được biết đến là quê hương của những thợ thủ công lành nghề và những khu chợ mái vòm rộng vài cây số vuông thuộc hàng bậc nhất thế giới thời bấy giờ. Thêm vào đó là sàn giao dịch tiền tệ sơ khai Toki-Sarrofon lớn nhất thế giới thời bấy giờ.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Điểm đến tiếp theo là thành phố Taskent với Quần thể kiến trúc Khazrati Imam đỉnh cao, là trung tâm trí tuệ Á – Âu, nơi thu hút các học giả, triết gia cùng các tôn giáo lớn giao thoa và tự do phát triển. Đến với Thành phố Samarkand nổi tiếng với thánh đường Bibi Khanym lớn nhất thế giới cổ đại và gắn với câu chuyện truyền thuyết về nàng Bibi Khanym xinh đẹp, nguồn gốc của truyền thống che mặt của phụ nữ Hồi giáo. Thành phố Baku với phổ cổ Inner được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2000. Cung điện Shirvanshah – được ví như viên ngọc trên vùng biển Caspi, tháp Maiden nổi tiếng với biểu tượng về lòng dũng cảm của một công chúa hy sinh để bảo vệ tình yêu của mình. Hỏa Diệm Sơn Yanardag và Đền thờ thần lửa Ateshgah với ngọn lửa ngàn năm bất diệt

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CON ĐƯỜNG TƠ LỤA

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *