Nghệ thuật thư pháp Trung Quốc là việc viết chữ bằng mực tàu trên giấy hoặc lụa. Chữ được viết thường là chữ Hán hoặc chữ Nôm theo các phong cách khác nhau. Mỗi phong cách lại có những đặc trưng riêng về cách thể hiện. Ngày nay trên Thế giới có 5 phong cách viết thư pháp là Khải, Triện, Lệ, Hành và Thảo. Thư pháp Trung Quốc khá khắt khe trong việc tuân thủ các quy tắc về cách viết. Từ cái nôi Trung Quốc, rất nhiều quốc gia đã tiếp nối và phát triển bộ môn nghệ thuật này. Việt Nam cũng là một trong những nước thừa hưởng và tiếp thu mạnh mẽ.
Thư Pháp Trung Quốc đòi hỏi người viết phải có một sự dày công khổ luyện. Người đời có câu “Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc”. Câu nói này diễn giải một tấm gương thời xưa của Trung Quốc. Tương truyền rằng Trương Chi thời Đông Hán có thói quen rửa bút dưới ao sau khi luyện chữ. Dần dần nước ao chuyển sang màu đen của mực. Những đại thư gia nổi bật trong lịch sử có thể kể đến Nhan Chân Khanh và Âu Dương Tuân. Một bức thư pháp đẹp phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí. Đường nét, bố cục và cái hồn của tác phẩm đều phải thật tròn trịa và hoàn hảo.
Thư pháp Trung Quốc không chỉ đơn giản là chữ viết. Nó còn là cái hồn và tinh thần của cả một quốc gia. Chữ thư pháp thường được dùng để trang trí trong nhà vào những dịp đặc biệt. Những người viết được chữ này thường là những thầy đồ hoặc những người có học. Mỗi con chữ sẽ mang những ý nghĩa và hàm ý khác nhau.