Tiêu cực và thụ động

Viết cho những người tiêu cực và thụ động. Cái mà người trẻ chúng ta cần, đôi khi chỉ đơn giản là một cơ hội.

Tiêu cực và thụ động
Tiêu cực và thụ động

1. Nếu đã từng lao động ở Nhật, Hàn, Israel…thì bạn mới biết, để nhận được một đồng tiền công, giới tư bản đã vắt kiệt sức mình ra sao, các ông chủ nhỏ đã khôn vặt thế nào, các ông chủ lớn đã khôn khéo ra sao,…Xin đừng khó chịu hay phản ứng tiêu cực, ghét họ, nói điểm xấu của họ với người khác (tức nói xấu) mà mình phải thấy vui. Cứ gặp 1 người mà mình CHO LÀ XẤU, THÌ MÌNH PHẢI THẤY CỰC KỲ HẠNH PHÚC, NHỦ LÒNG LÀ NẾU SAU NÀY mình làm giống vậy, mình sẽ khác.

Nếu có cơ hội du học, kể cả Oxford Cambridge Harvard, mình sẽ thấy nó chẳng lung linh như trong catalogue quảng cáo. QUẢNG (to, lớn, rộng rãi, trong từ quảng đại), CÁO (bố cáo, cáo bạch, tức show ra ngoài) thì trong chữ quảng cáo có nghĩa là ĐÃ ĐƯỢC PHÓNG TO VÀ LAN TRUYỀN, độ phủ càng rộng càng giỏi. Marketing là thế, không có dầu gội nào gội vào mướt tóc và chẳng thể uống 1 chai nước ngọt mà năng lượng tràn trề chạy nhảy như clip. Chỉ có người vô cùng thơ ngây hoặc đầu óc không thông minh mới tin tưởng là quảng cáo là sự thật 100%. Chỉ cần một chút tư duy và suy luận, là sẽ ra. Mình coi để biết sản phẩm đó có công năng gì, nếu mình thích thì mình mua thôi. Đi du lịch là tự mình enjoy, không phải ngồi tiếc tiền rồi nhăn nhó phàn nàn, nói sao cảnh không đẹp như trong hình, ăn uống không ngon, chỗ ngủ không tuyệt vời như bài viết. Mấy khái niệm này là cảm tính mà, cho Nguyễn Tuân (tâm hồn tao nhân mặc khách) viết về sông Đà thì thấy mê, chứ bản chất mình là phàm phu tục tử, tới sông Đà sẽ thấy “có đẹp chút nào đâu” rồi nói ông Nguyễn Tuân nói dối, nói công ty du lịch sông Đà lừa đảo. Cảm nhận của người ta khác, ai phàn nàn thì do họ không đủ trình thưởng thức và thích nghi kém.

Du học hay đi thực tập sinh, KHÔNG PHẢI ĐI HỌC KIẾN THỨC, KIẾN THỨC GIỜ TRÊN MẠNG CÓ HẾT, mà là phương pháp tự học, và văn minh phương Tây, khả năng tự xoay sở, tự thích nghi trong những tháng ngày ở xứ người. Một ngày còn visa sống ở xứ người là một ngày enjoy, chứ không phải đếm ngày đếm tháng rồi hát bài “còn bao lâu, cho thân thôi lưu đày chốn đây”.

Vô một doanh nghiệp làm, dù là công ty số 1 VN hay số 1 thế giới, mình sẽ thấy không giống như mình tưởng tượng, chán kinh khủng, không ai giao mình việc gì cụ thể cả, vô thả đó, mình không chủ động làm gì thì nhận được cái “cám ơn bạn đã đóng góp”, họ nói lịch sự vậy thôi chứ mình mà đóng góp thật, họ đã mời vô phòng riêng đưa mức lương rất cao rồi mời mình làm rồi. Họ khen nhưng nói không phù hợp, tức là chê và đuổi mình đấy. AI DỞ VÀ KÉM THÍCH NGHI THÌ MỚI KHÔNG PHÙ HỢP. Người giỏi thì chỗ nào cũng phù hợp hết. Họ tự điều chỉnh để phù hợp.

2. Mình không là thế hệ F2 F1 của gia đình danh gia vọng tộc, cũng không giỏi xuất sắc đến mức cả thế giới mời mình về làm, thì mình hãy tự đi tìm cơ hội, tự tiếp thị mình khắp mọi lúc mọi nơi. Vứt cái tôi qua một bên.

Và phải chủ động xin cơ hội như bạn Lâm này. Chọn nghề nghiệp bóng đá, Lâm đã đăng lên mạng xã hội mong ước có việc làm. Có sao. Phải vượt qua cái ngại ngùng cố hữu hay sĩ diện của dân châu Á. Mình vô danh, có ai biết. Đừng để cái tôi lớn mà hỏng cuộc đời đi. Hạ thấp mình xuống, để người ta cho mình cơ hội. Chảnh chảnh, cứ nghĩ mình ngon, rồi sau mới thấy thất bại toàn tập. Mình chả là gì trong 7 tỷ người trên trái đất này dù từng giỏi nhất trường cấp 3, nhất trường ĐH, giải nhất toàn quốc. VN là chấm nhỏ xíu trên bản đồ thế giới, nhất nước mình có là gì với thế giới đâu. Mình đến hay đi, thế giới vẫn không có gì khác biệt. Một ngày bạn chết, trái đất vẫn quay, người ta vẫn sống, mọi thứ vẫn như cũ, bồ cũ sẽ có người yêu mới, công ty mình ghét vẫn phát triển ầm ầm, nước mà mình căm giận vẫn giàu có phồn vinh, bất cập thì từ từ giải quyết chứ ngồi đó “gặm 1 khối căm hờn trên internet”. Mình tiêu cực là do cái tôi mình to đùng và suy diễn phức tạp thôi. Bạn có là ai đâu mà tự ái (mà bạn đang nghĩ là tự trọng). Người ta chỉ vinh danh người có thành tựu. Mình ngồi đó mà “em thích, em không thích, em chúa ghét cái A, ai thèm chứ em không thèm….” thì kệ em. Chả ai quan tâm cả, em vô danh tiểu tốt vậy thì nếu em chết, trái đất còn nhẹ hơn vài chục ký em ơi.

Đời là phải chia ở thể chủ động. Có cơ hội là chộp lấy. Cứ không phạm pháp hay hại người, là mình OK làm. Còn trẻ, mình cứ mạnh dạn XIN CƠ HỘI. Mình xin không ai cho, thì RÕ RÀNG LÀ DO THÁI ĐỘ và tiêu cực. Người tiêu cực thì mãi mãi không bao giờ thành công, mà ai cũng không muốn gần gũi vì lúc nào cũng nhăn nhó, phàn nàn, chê bai, nghĩ xấu mọi thứ, phòng thủ vì sợ, cái gì cũng sợ, cái gì cũng không tin. Người mà đức tin không có thì sẽ không dám dấn thân, cả đời không thành tựu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *